Giá vé tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn 2024, bảo tàng Đà Nẵng

Ngũ hành sơn đà nẵng

Các bảo tàng trên địa bàn Đà Nẵng và danh thắng Ngũ Hành Sơn sẽ áp dụng thu phí với du khách tham quan.

Thông báo về thu phí được danh thắng Ngũ Hành Sơn và các bảo tàng trên địa bàn Đà Nẵng đưa ra ngày 25/12. Theo đó, danh thắng Ngũ Hành Sơn áp dụng lại giá vé cũ mức 40 nghìn đồng/người, vé thang máy là 15 nghìn đồng/lượt. Khi đến tham quan động Âm Phủ nằm dưới các ngọn núi của Ngũ Hành Sơn, du khách muốn vào trong phải mua thêm vé 20 nghìn đồng/lượt.

Riêng học sinh, sinh viên tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn được áp dụng giá vé 10 nghìn đồng/lượt,  tham quan động Âm Phủ thêm 7 nghìn đồng/lượt.

Giá vé ngũ hành sơn

Du khách tham quan Danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Bảo tàng Đà Nẵng và Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng thu phí 20 nghìn đồng/lượt tham quan. Tuy nhiên, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tiếp tục miễn phí cho trẻ em, học sinh và thu phí 10 nghìn đồng đối với sinh viên. Còn Bảo tàng Đà Nẵng tiếp tục miễn phí tham quan cho công dân thường trú tại Đà Nẵng và Quảng Nam cùng trẻ em, học sinh, sinh viên, người khuyết tật, người từ 60 tuổi trở lên.

Bảo tàng Điêu khắc Chămpa Đà Nẵng sẽ áp dụng giá vé tham quan 60 nghìn đồng/lần đối với người lớn, 10 nghìn đồng/lần đối với sinh viên, còn học sinh tham gia các chương trình giáo dục được miễn phí vé tham quan.

Trước đó, thực hiện Nghị quyết số 58/2021/NQ-HĐND của HĐND TP Đà Nẵng, các bảo tàng, danh thắng Ngũ Hành Sơn miễn phí tham quan trong năm 2024 nhằm kích cầu, thu hút khách du lịch.

Tên thường gọi: Danh thắng Ngũ Hành Sơn.

Ngũ hành sơn đà nẵng

Tên này có từ năm Minh Mạng thứ 18 (1837) khi vua Minh Mạng dựa vào cấu tạo, vị trí tự nhiên của núi và thuyết âm dương ngũ hành đã đặt tên lần lượt cho các ngọn núi là: Kim Sơn – Mộc Sơn – Thủy Sơn – Hỏa Sơn – Thổ Sơn (riêng Hỏa Sơn có 2 ngọn núi gần kề nên được gọi là Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn) và tên gọi chung cho quần thể là Ngũ Hành Sơn.

Tên khác: Người dân địa phương còn gọi cụm núi này với những cái tên như: hòn Non Nước, Ngũ Uẩn Sơn (núi năm chòm), Phổ Đà Sơn, Bạch Hoa Ngũ Chỉ Sơn (năm ngón tay – vì đứng trên nhìn xuống nó giống như một bàn tay khổng lồ có 05 ngón cắm xuống đất).

Trong đó, cái tên hòn Non Nước là phổ biến và lâu đời hơn cả. Cả dao xứ Quảng có câu:

“Chiều chiều mây phủ Sơn Trà,

Sấm rền Non Nước trời đà chuyển mưa”

Trong các thư tịch cổ, địa danh núi Non Nước đã xuất hiện hơn 5 thế kỷ.

Trong Giáp Ngọ bình Nam đồ do Đoan quốc công Nguyễn Hoàng lập năm 1594, sau khi được vua Lê cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa, vẽ đường đi từ Chiêm Thành đến biên giới Chân Lạp có ghi địa danh “Non Nước Sơn”.

Cũng như trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá Công Đạo, tự Đạo Phủ, quê Nghệ An, soạn vào năm Bính Dần (1686), vẽ đường đi từ Thăng Long đến Chiêm Thành đều có ghi “Non Nước Sơn tam đỉnh” bằng chữ Nôm.

Người Tây phương trong những chuyến vượt biển sang vào năm 1749 đã gọi nhóm núi này là “Montagne des Singes” tức núi Khỉ (vì trước kia có nhiều khỉ ở). Vào năm 1845 họ gọi đây là “Rochers de Faifo” (Núi Faifo) và sau cùng có tên gọi “Motagne de Tourane” (Núi Đà Nẵng) hoặc “Montagne de Narbe” (Núi Cẩm Thạch).

Ngoài ra, từng ngọn núi trong cụm núi Ngũ Hành Sơn cũng có những cái tên dân dã rất riêng như ngọn Thủy Sơn ở hướng Đông Bắc được gọi là núi Chùa hoặc núi Tam Thai; ngọn Mộc Sơn ở hướng Đông được gọi là núi Mồng Gà; ngọn Thổ Sơn ở hướng Tây Bắc được gọi là núi Đá Chồng; ngọn Kim Sơn ở hướng Tây được gọi là núi Đùng và ngọn Hỏa Sơn ở hướng Tây Nam được gọi là núi Ông Chài.

About Phượt Đi 832 Articles
Xin chào! Chào mừng bạn đến với website Phuotdi.Vn, đây là trang web/blog cá nhân của tôi. Nơi tôi chia sẽ kinh nghiệm của những chuyến đi và tin tức hót, sự kiện hấp dẫn mà tôi tham khảo được trên internet xin gửi tới bạn đọc.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*