Đến với cộng đồng người Mường xã Khả Cửu, Thanh Sơn, Phú Thọ vào những dịp lễ tết, những ngày quan trọng trong đời hay lễ hội của địa phương. Bạn có dịp hòa mình trong không gian văn hóa đặc sắc của đồng bào. Không khí nhộn nhịp, đầm ấm của bà con trong việc chuẩn bị lễ vật và các nghi thức lễ tết, cúng tế truyền thống độc đáo văn hóa Mường: Xay lúa, giã thóc trong những chiếc Đuống, Cối xay, Cối giã gạo… Sàng sảy trên những công cụ rất xưa; làm sống lại không gian cổ tích một thời đã quá xa.
Nguyên liệu để nhuộm gạo, tạo màu sắc cho Xôi được làm từ cỏ cây, hoa lá rừng
Bạn sẽ được cùng tham gia chuẩn bị những món ăn đậm chất vùng miền. Đặc biệt là món Xôi Ngũ Sắc; một nét văn hóa ẩm thực độc đáo, hội tụ những giá trị truyền thống đặc sặc: 5 màu (ngũ sắc) Xanh – Đỏ – Tím – Vàng – Trắng > tượng trưng cho ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Thỏa – Thổ; được tạo ra từ cỏ cây, hoa lá rừng, đó là bí quyết rất riêng của Người Mường Thanh Sơn, Phú Thọ.
Xôi Ngũ sắc – Nét văn hóa ẩm thực Thanh Sơn Phú Thọ hấp dẫn và bắt mắt; hương vị ngon hơn ở Tú Lệ, Yên Bái và Đồng Văn Hà Giang.
Xôi được đồ theo cách rất riêng của đồng bào Mường. Cả 5 màu gạo được xếp lớp trong 1 chiếc “Chõ đồ xôi bằng gỗ”. Người Mường gọi là “Cuôp”; đặt trên nồi nước đang đun trên bếp lửa. Trong ảnh: Xôi vừa chín được đổ ra khỏi Cuốp gỗ.
Một nét sinh hoạt trong không gian VH Mường vào những ngày lễ tết hoặc có công việc quan trọng. Xay lúa, giã gạo, đan lát…
Chủ nhà giới thiệu lưới vó; công cụ đánh bắt dưới suối trong khi Chị vợ đang chuẩn bị nguyên liệu cho món xôi ngũ sắc…
Nước được dẫn từ trên nguồn về; chứa trong những dụng cụ truyền thống được làm từ tre, nứa; sản vật của Rừng – Núi…
Vò lúa bằng chân trần; Giã gạo bằng cối gỗ; Sàng sảy bằng những công cụ giống nông dân vùng xuôi. Mọi công cụ đều từ gỗ, tre, nứa; sản vật của Rừng.
Địa chỉ: Bản hắm và Bản Chuôi xã Khả Cửu, huyên Thanh Sơn, Phú Thọ.
Be the first to comment