Cách nuôi ốc nhồi, ốc bươu đen là một trong loại ốc dễ nuôi nhất, đầu tư ít mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Với mô hình chăn nuôi ốc bưu đen tại ao, đầm, ruộng hoặc trên cạn với bể bạt, bể xây si măng đều được. Càng làm đơn giản chi phí đầu tư thấp càng thấp sẽ mang lại doanh thu cao hơn. Với lại mô hình này không mất nhiều công chăm sóc.
Tiêu chuẩn chọn Ao cho nuôi ốc nhồi
Trước tiên chúng ta nên chọn điểm nuôi chính là Ao hồ, môi trường nước là một yếu tố rất lớn quyết định đến sự thành công của mô hình nuôi ốc nhồi, cần phải xử lý ao hồ sạch sẽ không bị ô nhiễm nguồn nước, không có thiên địch hại phá hoại ốc như chuột, ếch hay cá trắm đen (trắm ốc), có thể lựa chọn nuôi ốc nhồi trong ao đất, ao xây, ruộng nước, hoặc nuôi ốc nhồi trong bể xi măng, nuôi trong bể lót bạt, hay nuôi trong tráng đều có thể nuôi được loại ốc bưu đen này.
Chúng ta nên xử lý ao hồ trước khi thả con giống để cải tạo môi trường nuôi, kết hợp bón vôi bột hoặc phơi ao hồ. Có thể bón thêm phân hữu cơ để tạo độ màu mỡ cho đất tạo điều kiện thuận lợi cho ốc tìm kiếm nguồn thức ăn.
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc nhồi thương phẩm
Mực nước trong Ao: Mực nước trong ao hồ phù hợp để ốc có thể sinh trưởng là từ 0.8 -1.2m đối với những ao hồ không nuôi trồng sinh vật khác, bạn có thể kết hợp nuôi ốc ngay trong vùng trũng để kết hợp trồng lúa, khi cây lúa bén (bắt đầu sinh trưởng) thì cũng là lúc bạn có thể thả con giống.
Lưu ý: đối với trường hợp này bạn cần lưu ý thêm là mực nước vừa phải vừa có thể sinh trưởng tốt cho cây lúa vừa có thể đủ để ốc sinh trưởng, với môi trường này ốc sẽ được che nắng bởi cây lúa nên chỉ một lượng nước ít ốc cũng có thể sinh trưởng bình thường với nguồn thức ăn dồi dào từ việc cải tạo đất thường xuyên của người làm ruộng.
Ốc nhồi thường không phân bố đều mà thường tập trung ở một số khu vực nhất định, chỗ có thức ăn nhiều hoặc nơi trú ẩn tốt. Chính vì vậy bạn nên đa dạng ao nuôi bằng việc tạo địa hình có độ nông và sâu khác nhau để có thể dễ dàng cho việc theo dõi và chăm sóc ốc nhồi một cách hiệu quả nhất.
Thời gian xuống giống ốc nhồi
Như bạn biết, ốc nhồi hay còn gọi là ốc bươu ta, ốc bươu đen là loại vật nuôi phát triển phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết nên người nuôi có thể dựa vào đặc điểm thời tiết của từng vùng miền để xuống con giống cho phù hợp.
Ốc phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 22-30°C. Khi nhiệt độ xuống dưới 10°C ốc nhồi sẽ chết nếu không được bảo quản.
Thời vụ xuống giống phù hợp là từ tháng 4 đến tháng 8 đối với các tỉnh miền Bắc và thời gian xuống giống sớm và có thể kết thúc muộn hơn ở các tình miền trung và miền nam, bởi các tỉnh này không bị chi phối nhiều bởi không khí lạnh như các tỉnh phía bắc.
Mật độ nuôi phù hợp từ 80-120 con/m2 phụ thuộc vào mực nước trong ao.
Cách lựa chọn ốc nhồi giống đảm bảo chất lượng:
Nguồn gốc ốc bố mẹ là điều vô cùng cần thiết bởi nếu ốc bố mẹ có kích thước đồng đều, to khỏe thì con giống sẽ khỏe mạnh và phát triển tốt hơn. Ngược lại ốc bố mẹ có mắc các loại bệnh thường gặp ở ốc nhồi hoặc ốc bố mẹ sống và sinh sản trong môi trường ô nhiễm thì khả năng phát triển hay mắc bệnh trong quá trình nuôi là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Kích thước con giống
Nếu như lựa chọn được kích thước ốc nhồi giống càng to và đồng đều thì càng tốt, việc này sẽ giúp người nuôi có thể dễ dàng thu hoạch trứng cùng thời điểm. Tuy nhiên nhà nông cũng cần lưu ý thêm, khi lựa chọn được những con giống có kích thước đồng đều nhau tương đối khó, vì trên thực tế khi một mẻ giống được ấp nở thành công đã luôn tồn tại nhiều kích thước không đều nhau bởi kích thước của ốc cái bao giờ cũng lớn nhanh hơn so với ốc đực.
Thời gian thu hoạch ốc nhồi
Thời gian nuôi ốc nhồi từ khi xuống giống kéo dài từ 3 – 4 tháng với trọng lượng của ốc đạt từ 25 -30 con/kg, từ tháng thứ 3 trở đi chúng ta có thể thu hoạch tỉa dần những con ốc có kích thước lớn hơn để có thể nuôi gối vụ hoặc giãn mật độ nuôi.
Các bạn nên thu hoạch ốc vào chiều tối hoặc sáng sớm vì đây là thời điểm ốc sẽ nổi lên ăn nhiều, chuẩn bị sẳn một cái vợt và có thể đứng ngay trên bờ để thu hoạch ốc.
Thức ăn của ốc nhồi
Thức ăn của ốc nhồi rất đơn giản là những nguồn dễ kiếm trong tự nhiên, môi trường sống xung quanh chúng ta như: lá sắn, quả mướp, dưa hấu, rau khoai, bèo lục bình, rau muống, rêu đuôi chó, bèo cám… có thể nuôi thả loại thức ăn này ngay xung quanh bờ hoặc thả tự nhiên trong ao để ốc có thể bám vào và tìm kiếm thức ăn, ngoài ra bạn có thể kết hợp cho ăn thêm bột cám gạo, bột ngô… nếu những thức ăn trên bạn hạn chế.
Be the first to comment