Chùa Đồng Yên Tử – địa điểm nổi tiếng bậc nhất trong quần thể di tích thắng cảnh Yên Tử vô cùng thu hút. Ngôi chùa này dường như là đích đến cuối cùng của mọi tăng ni, phật tử và du khách thập phương trong chuyến hành hương về mảnh đất thiêng liêng Yên Tử. Chùa Đồng trong quan niệm của những tăng ni, phật tử chính là nơi để con người cầu bình an cho mọi mặt cuộc đời. Còn chần chờ gì nữa hãy cùng mình khám phá chùa Đồng Yên Tử trong bài viết ngay bên dưới đây nhé!
Giới thiệu chùa Đồng Yên Tử
Chùa Đồng nằm ở đỉnh cao nhất trên đỉnh Yên Tử. Ngôi chùa này chính là ngôi chùa bằng đồng lớn nhất tại Châu Á. Ngôi chùa này còn được ví là một kỳ quan mới tại danh thắng Yên Tử. Ngôi chùa Đồng có vị trí thuận lợi nằm trên đỉnh Yên Sơn có độ cao 1068m so với mặt nước biển.
Dường như đứng trên đỉnh Yên Sơn bên cạnh chùa Đồng sự linh thiêng của Phật pháp với vẻ đẹp của cõi phật hòa quyện cùng sự dịu mát của cây cỏ khiến cho tâm hồn bạn trở nên vô cùng thanh tịnh.
Đứng trên đỉnh núi du khách sẽ còn được chiêm ngưỡng cả vùng Đông Bắc như một dải lụa xanh thẳm vậy. Chùa Đồng còn có tên gọi khác chính là Thiên Trúc Tự hoặc chùa cõi Tây phương Thiên Trúc.
Ngôi chùa được xây dựng vào thế kỷ XVII thời hậu Lê. Cả ngôi chùa ban đầu cũng chỉ là một khám nhỏ đúc bằng đồng. Cho tới khoảng thời gian năm Canh Thân 1740 vào đời vua Lê Cảnh Hưng một cơn bão mạnh đã làm cho mái ngôi chùa bị lật và kẻ gian đã ăn trộm nốt phần còn lại và những dấu tích còn lại chỉ là những hố cột trên mỏm đá.
Cho tới năm 1930 nhờ sự phát tâm của một vị Phật tử mà ngôi chùa đã được xây dựng lại bằng bê tông cốt thép trên mỏm đá vào đúng vị trí của ngôi chùa Đồng cũ. Và cho tới năm 2006 khởi công lễ đúc chùa Đồng theo mẫu kiến trúc sư Trần Quốc Tuấn thuộc Viện Bảo tồn di tích.
Chùa được khánh thành vào năm 2007 tọa lạc trên đỉnh non thiêng ở giữa vị trí giữa hai ngôi chùa được xây dựng cũ trước đây. Hiện nay đây chính là công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất Đông Nam Á có trọng lượng lên tới 70 tấn với chiều dài 4,6m, rộng 3,6m và cao 3,35m. Trông từ xa ngôi chùa này giống như một đài sen đang nở vậy. Trong chùa này thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử.
Hướng dẫn đi chùa Đồng Yên Tử
Thời điểm hiện tại Không chỉ Chùa Đồng mà quần thể Yên Tử đều là điểm tham quan nổi tiếng và không có gì xa lạ đối với du khách vậy nên việc di chuyển tới Yên Tử là vô cùng dễ dàng. Có rất nhiều loại hình di chuyển để du khách chọn lựa như phương tiện cá nhân, xe khách,…
1. Di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Nếu lựa chọn phương tiện cá nhân để di chuyển du khách có thể di chuyển theo 2 tuyến đường sau:
Nếu như di chuyển từ Hải Phòng, Nam Định và Thái Bình du khách có thể đi theo hướng đi như sau: Du khách xuất phát từ thành phố di chuyển theo Google Map để đi tới thành phố Uông Bí. Sau đó du khách sẽ đi tới ngã ba tại QL 10. Cho tới khi QL18 thì du khách rẽ trái. Đi thêm 10km nữa tới đền Trình. Đi qua đền Trình tới được khoảng 10km nữa là tới được ngôi chùa này.
Nếu du khách xuất phát từ Hà Nội du khách sẽ di chuyển theo hướng Bắc Ninh. Cho đến khi tới Bắc Ninh du khách sẽ rẽ vào QL18 và di chuyển cho tới đền Trình. Và khi thấy đền Trình bạn đi thêm 10km nữa là bạn sẽ tới được ngôi chùa Yên Tử. Tới đây bạn sẽ chọn các cách di chuyển khác nhau để tới được chùa Đồng.
2. Di chuyển bằng xe khách
Du khách hoàn toàn có thể bắt những tuyến xe đi Quảng Ninh. Điểm xuống của bạn sẽ là tại thành phố Uông Bí. Từ điểm xuống này du khách tới chùa Trình. Từ chùa Trình du khách sẽ bắt xe ôm hoặc xe taxi để tới chùa Yên Tử. Khi tới Yên Tử sẽ có xe buýt hỗ trợ đưa đón du khách từ cổng vào nên bạn cứ yên tâm nhé.
3. Di chuyển lên núi Yên Tử
Du khách có 2 lựa chọn để di chuyển lên Chùa Đồng như sau:
Đi bộ lên núi: Nếu như du khách có sức khỏe và yêu thích sự khám phá thì đi bộ là trải nghiệm thú vị. Vượt qua hàng ngàn những bậc đá đường rừng núi trên quãng đường 6km bạn sẽ tới được ngôi chùa Đồng này.
Khung cảnh 2 bên đường với những cánh rừng thông tán trúc tỏa bóng mát sẽ khiến cho trải nghiệm của bạn trở nên tuyệt vời hơn. Sự mệt mỏi của bạn dường như sẽ tan biến hết đi.
Đi cáp treo lên núi: Đối với những du khách chưa có đủ sức khỏe để chọn quãng đường bộ này. Loại hình cáp treo này cực kỳ lý tưởng. Chiều dài cáp treo này dài hơn 1,2km và cao khoảng 450m. Chỉ cần ngồi trên cáp treo một chút thôi bạn sẽ tới được ngôi chùa Đồng này.
Khi ngồi cáp treo du khách sẽ nhìn ngắm những ngọn tùng cổ hơn 700 tuổi vươn mình trong khoảng không rộng lớn xen lẫn trong đó chính là những ngọn măng trúc tua tủa vươn lên chạm vào cáp treo. Và đặc biệt trong chuyến du xuân vãn cảnh chùa bạn sẽ thấy mưa phùn lất phất cực kỳ tuyệt vời.
Lịch sử chùa Đồng Yên Tử
Di tích chùa Đồng Yên Tử xưa kia vốn được xây dựng vào thời Hậu Lê. Người khởi công là một bà phi của chúa Trịnh đã phát tâm công đức được làm bằng khung sắt, mái đồng có quy mô nhỏ như một gian thờ. Những tượng Phật và các chuông khánh bên trong đều được làm bằng đồng. Vào thời vua Lê Cảnh Hưng do bão lớn ngôi chùa đã bị đổ những gì còn lại chỉ còn là những hố chôn cột trên mỏm đá. Sau một khoảng thời gian sau một vị thut nhang của chùa Long Hoa đã phát tâm để tái tạo lại chùa. Ngôi chùa được phục dựng lại bằng bê tông và vẫn trên vị trí cũ. Sau đó có một số phật tử dựng ngôi chùa mới cách đó một khoảng. Sau nhiều năm nữa đến năm 2007 ngôi chùa mới hoành tráng hơn hẳn được xây mới đặt giữa ngôi chùa cũ.
Khám phá kiến trúc độc đáo chùa Đồng Yên Tử
Kiến trúc của sư trụ trì mang những nét đặc trưng của kiến trúc tòa thượng điện chùa Dâu. Ngôi chùa này có hình khối vuông bốn mái. Mái có hình ngói mũi hài, với bờ nóc và bờ dải không có trang trí. Hai đầu của bờ nóc có hình đầu rồng mang phong cách thời Trần và bốn đầu đao cũng vậy. Phần mái vươn ra bốn phía tạo thành mái hiên của ngôi chùa. Ba mặt vách của chùa được tạo thành bởi những ván đồng khép khít lại với nhau. Phần dưới của bức vách được trang trí bởi những dải hoa văn với hình lá lật. Trước mặt hiên chùa là dải hành lang với hai bên là những dải lan can có hình thân trúc.
Hệ thống tượng Phật trong chùa có 1 pho tượng Phật Thich Ca và 3 pho tượng Tam Tổ Trúc Lâm. Ngôi tượng này có kích thước cao trung bình trong khoảng 0,45 – 0,87m đang tọa trên đài sen. Trong đó 3 pho Tượng Tổ được tạc lớn hơn. Tượng Thích Ca đang khoác lên trang phục áo cà sa và tọa trong tư thế kiết già. Tượng Đệ nhất Tổ ( Trần Nhân Tông) đang mặc áo cà sa, tay úp lên hai đùi trong tư thế “ cát tường tọa” hướng mắt xuống soi rọi nội tâm. Tượng của Đệ nhị Tổ (Pháp Loa) và Đệ tam Tổ ( Huyền Quàng) đều đang mặc áo cà sa tọa lạc trên tư thế kiết già không lộ bàn chân với tay kết định ấn. Trong toàn bộ 3 pho tượng Tổ được đặt trong chùa đều ngự trên đài sen lớn có hoa văn trang trí hình sen, cúc, thị, lá lật và hoa văn sóng nước.
Ngôi chùa Đồng Yên Tử đã được phục dựng lại gần như nguyên vẹn để giữ lại những nét đặc trưng nhất của kiến trúc xưa. Dường như những chi tiết từ nhỏ nhất như viên gói, gạch láy nền hay những cây cột, kèo lớn đều được cân đo đong đếm thật tỉ mỉ để đảm bảo rằng nó mang lại sự thẩm mĩ giống với thiết kế ban đầu.
Một số lưu ý khi đi chùa Đồng Yên Tử
- Du khách nên mặc trang phục nghiêm trang, kín đáo không được mặc đồ hở hang.
- Đừng quên mang theo một chiếc áo khoác vì nhiệt độ trên đỉnh núi cao khá lạnh.
- Nếu đi bộ thì khi gần tới địa điểm chùa Đồng sẽ không có những bậc thang. Chính vì thế bạn cần lưu ý cẩn thận khi bước đi.
- Không xả rác bãi để tránh phá hoại cảnh quan môi trường.
- Không được đụng chạm hoặc làm hư tổn đến chùa Đồng.
- Bạn nên đi nhẹ nói khẽ trong khi tham quan khu vực thanh tịnh này.
- Đừng quên chuẩn bị nước uống cùng với đồ ăn nhẹ để tiếp thêm năng lượng nếu cần.
- Hãy giữ tiền bạc cẩn thận khi đến chỗ đông người.
Trên đây là những thông tin, kinh nghiệm về Chùa Đồng Yên Tử mà mình đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Tuỳ theo trải nghiệm cá nhân của mỗi người mà những trải nghiệm du lịch sẽ khác nhau. Chính vì thế, mình hy vọng thông tin mà chúng tôi đã cung cấp tại bài viết này sẽ có ích cho chuyến du lịch sắp tới của bạn.
Be the first to comment