Khám phá nét đẹp văn hoá Mường tại Bản Hắm, Chuôi xã Khả Cửu

Nét đẹp xã khả cửu

Văn hóa mường xã Khả Cửu miền sơn cước Thanh Sơn từ xưa đến nay vẫn được biết tới như một lá phổi xanh phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ. Một không gian bao la, rộng lớn, thiên nhiên ưa ái cho huyện những tiềm năng quý giá từ rừng.

Tuy nhiên, Thanh Sơn không chỉ có thiên nhiên núi rừng trùng điệp, mà đời sống văn hoá vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây cũng rất thú vị. Đặc biệt, văn hoá người Mường tại Thanh Sơn vô cùng độc đáo. Trong hành trình tới vùng đất Thanh Sơn, chúng tôi đã lựa chọn Bản Hắm, Chuôi – xã Khả Cửu – Thanh Sơn để khám phá.

Nét đẹp xã khả cửu

(Bức tranh thiên nhiên tại Hắm – Ảnh: Út Mười)

Bản hắm xã khả cửu

(Đời sống sinh hoạt của người dân bản Hắm – Ảnh: Út Mười)

Được biết nơi đây là một vùng tiếp giáp với văn hóa Mường Hòa Bình, Văn hóa Thái Sơn La và Nghĩa Lộ nổi tiếng. Văn hoá Mường nơi đây được thể hiện rõ rét thông qua đời sống sản xuất, sinh hoạt và tinh thần của đồng bào.

Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đặt chân tới Bản Hắm là hệ thống cọn nước với gần 30 cọn nước vô cùng đồ sộ chạy dọc suối Dân. Bằng bàn tay và khối óc, sự sáng tạo trong đời sống sản xuất, sinh hoạt từ ngàn xưa người dân đã sử dụng những vật liệu đơn giản, sẵn có. Cứ vào đầu vụ, người dân nơi đây lại làm cọn nước để chủ động dẫn nước về đồng ruộng. Đây là biện pháp mang tính truyền thống có từ rất lâu, được bà con duy trì cho đến ngày nay, nhờ vậy mà toàn bộ diện tích lúa và cây màu được đảm bảo về nguồn nước.

Một điều vô cùng thú vị dành cho du khách tới đây là không gian chụp ảnh check in bên cọn nước và con suối sẽ mang đến cho du khách những bức ảnh kỉ niệm tuyệt vời.

Xóm hắm

(Du khách chụp ảnh lưu niệm tại bản Hắm – Ảnh: Trọng Kha)

Suối nước bản hắm

(Du khách check in tại suối – Ảnh: Trọng Kha)

Tiếp theo, người dân vẫn giữ được nếp sống sinh hoạt ở nhà sàn và mặc trang phục truyền thống trong những ngày lễ quan trọng trong năm.

Có thể nói, đối với người Mường nơi đây thì ngôi nhà được coi là tài sản to lớn nhất. Là nơi để họ ghi nhớ và hướng về tổ tiên, cội nguồn nên khi làm nhà người Mường rất thận trọng từ việc chọn đất, chọn hướng. Bởi theo quan niệm của họ làm nhà đúng hướng sẽ đem lại may mắn, tài lộc với gia đình. Nếu chú ý quan sát ta sẽ thấy các ngôi nhà sàn thường tựa lưng vào đồi núi tạo cảm giác cân bằng, chắc chắn. Trong cách thiết kế nhà sàn của người Mường nơi đây cũng có sự khác biệt so với người Mường Hoà Bình. Nếu như nhà sàn Mường ở Hòa Bình lấy hình thức con rùa làm cấu trúc, có bốn cột chính và hai chái, mái cổ xòe tròn bao lấy ngôi nhà nhìn hơi giống hình ô van thì nhà sàn Mường ở đây không có hai chái ấy, cắt thẳng và có sàn hiên trước khi bước vào nhà.

Nhà sàn

Du khách chụp ảnh tại nhà sàn – Ảnh: Trọng Kha)

Giữa màu xanh thiên nhiên núi rừng những nếp nhà sàn vẫn tồn tại như một minh chứng rõ nét nhất về sức sống lâu bền của văn hóa Mường truyền thống nói chung và của đồng bào Mường ở nơi đây nói riêng. Sức sống mãnh liệt ấy thách thức mọi sự đổi thay của thời gian. Nhà sàn Mường không chỉ là giá trị vật chất hiện hữu mà còn chứa đựng cả một không gian tinh thần tốt đẹp.

Người dân nơi đây rất thân thiện và mến khách, họ mời chúng tôi thưởng thức bữa trưa với những món ăn địa phương như: xôi ngũ sắc, gà đồi, rau rừng, rượu men lá…

Hong đồ xôi

(Dụng cụ nấu xôi ngũ sắc – Ảnh: Trọng Kha)

Mặc dù đời sống đồng bào nơi đây còn nhiều khó khăn, nhưng họ vẫn giữ cho mình những bản sắc văn hoá riêng. Vẫn sống lạc quan, bình dị hoà cùng thiên nhiên, và luôn thân thiện, mến khách.

Trọng Kha – “Dulichphutho”

About Phượt Đi 832 Articles
Xin chào! Chào mừng bạn đến với website Phuotdi.Vn, đây là trang web/blog cá nhân của tôi. Nơi tôi chia sẽ kinh nghiệm của những chuyến đi và tin tức hót, sự kiện hấp dẫn mà tôi tham khảo được trên internet xin gửi tới bạn đọc.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*