Hội An là một địa điểm du lịch cổ kính với những nét đẹp truyền thống được lưu giữ mãi. Đặc biệt, tại thành phố cổ này còn tái hiện lại một làng nghề lâu đời chính là Làng lụa Hội An. Đây hứa hẹn sẽ là một địa chỉ thăm quan mới lạ, giúp du khách hiểu hơn về cách tạo nên một bộ trang phục lụa cầu kỳ như nào.
1. Định vị tọa độ của làng lụa Hội An
Làng lụa Hội An là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống tuyệt đẹp của địa phương. Nơi đây là địa điểm thăm quan mà du khách có thể chiêm ngưỡng nghề ươm tơ dệt lụa truyền thống. Đặc biệt, nơi đây đã tái hiện hoàn hảo cuộc sống của nghệ nhân dệt vừa thật thà, chất phát, vừa cổ kính.
Từ đó, có thể giúp du khách hiểu về nguồn gốc xuất phát của “con đường tơ lụa trên biển” vào thế kỷ 17. Ngoài ra, du khách sẽ còn được tìm hiểu về quy trình tạo nên một tấm lụa mềm mại. Từ việc trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ đến kéo tơ và dệt lụa sẽ được tái hiện chân thực và sát nhất.
Địa chỉ: 28 Nguyễn Tất Thành, Thành phố Hội An, Tỉnh Quảng NamGiá vé: 100.000 VND/ người (45 phút thăm quan), 560.000 VND/ người (4 tiếng thăm quan)
2. Nên ghé thăm làng lụa vào khoảng thời gian nào?
Hội An mỗi mùa đều sở hữu vẻ đẹp riêng nổi bật, du khách có thể ghé thăm thành phố cổ kính này bất cứ khi nào. Vào khoảng tháng 8 đến tháng 12, Hội An vào mùa mưa nên du khách nên chú ý đến vấn đề thời tiết. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm thành phố cổ lãng mạn và yên bình nhất.
Đến với Làng lụa Hội An, du khách nên ghé thăm vào khoảng tháng 1 đến tháng 7. Vì thời tiết khô ráo, rất phù hợp để du khách thăm quan các điểm đến và sẽ có những trải nghiệm trọn vẹn nhất.
3. Cách thức di chuyển đến làng lụa Hội An
Làng lụa chỉ nằm cách phố cổ Hội An khoảng hơn 1 km. Thế nên, du khách có thể di chuyển bằng xích lô, xe đạp hay đi bộ để tận hưởng được hết những khung đường tuyệt đẹp của Hội An. Ngoài ra, nếu du khách có dự định thăm quan kết hợp nhiều điểm đến khác thì có thể thuê xe máy hay với nhóm quá đông thì có thể gọi xe điện hay taxi.
4. Làng lụa Hội An có gì hấp dẫn?
Để giúp bạn dễ dàng hình dung hơn về ngôi làng nghề cổ kính này, Digiticket sẽ nêu bật một vài điểm đặc biệt khiến du khách “mê đắm” nơi đây.
Nhà rường truyền thống
Đây sẽ là điểm thăm quan đầu tiên khi du khách dừng chân tại Làng lụa Hội An. Nhà rường là di tích truyền thống còn sót lại, được sưu tầm ở khắp mọi nơi và đã được mang về triển lãm, trưng bày cho khách tham quan tại Làng lụa.
Nhà rường có diện tích khá lớn, khu vực chính giữa là nơi thờ bà chúa Tằm Tang với tên gọi là bà Đoàn Thị Ngọc – Đoàn Quý Phi, sau này được phong làm hoàng hậu. Bà là người có công rất lớn trong việc giữ gìn và phát triển làng nghề dệt truyền thống.
Trang phục áo dài và trang phục 54 dân tộc truyền thống
Đến với làng lụa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những bộ trang phục được dệt thủ công đầy tỉ mỉ và cầu kỳ. Đặc biệt, trang phục áo dài – dấu ấn riêng của Việt Nam được làng lụa Hội An thể hiện khoảng 100 bộ thể hiện văn hóa Việt xuyên suốt 3000 năm lịch sử.
Du khách có thể thấy sự thay đổi của áo dài từng thời kỳ, thể hiện cho nét đẹp của người phụ nữ thời kỳ đó. Đến ngày nay, áo dài vẫn luôn là biểu tượng cho tính thẩm mỹ cao, thể hiện được nét duyên dáng, thướt tha của người phụ nữ Việt Nam. Còn những bộ trang phục của 54 dân tộc đã phản ánh rõ rệt sự đa dạng trong văn hóa, con người của đất nước.
Cây dâu cổ thụ tại làng lụa Hội An
Cây dâu cổ thụ tại đây được trồng từ thời Chăm pa xưa và đã được người dân địa phương nơi đây chăm sóc và nuôi dưỡng. Cây dâu được mang từ vùng đất Quế Sơn về làng lụa vào năm 2012. Cây có tán lá rộng và nay đã cao hơn 10 mét. Điểm nổi bật của cây dâu chính lá lá có hình chân chim độc đáo, không bị lai tạo so với các giống dâu hiện nay.
Khám phá quy trình nuôi tằm, lấy tơ và ươm tơ
Tại làng lụa Hội An, du khách sẽ được tìm hiểu về cách nuôi và chăm sóc những con tằm, hái lá cho tằm ăn và chờ đợi để tằm tự quấn kén và thu hoạch chúng. Sau khi thu hoạch kén tằm, du khách sẽ được thăm quan công đoạn ươm tơ.
Kén tằm sau khi thu hoạch sẽ được nấu liên tục trong nước sôi 80 độ để những sợi tơ mềm mại và dẻo dai hơn. Từ những sợi kén nhỏ, nghệ nhân nơi đây sẽ kết thành sợi tơ lớn. Công đoạn này yêu cầu nghệ nhân phải có kỹ thuật và tính kiên nhẫn, tỉ mỉ cao, vì ươm tơ chuẩn và đúng cách mới có thể dệt ra những tấm lụa chất lượng.
Nơi trưng bày các sản phẩm làm từ tơ lụa
Đến với làng lụa Hội An thì chắc chắn phải ghé thăm nhà trưng bày những sản phẩm được làm bằng lụa. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều sản phẩm lụa với nhiều màu sắc và kiểu dáng đa dạng.
Đặc biệt, du khách sẽ được khoác lên mình những bộ trang phục từ lụa được dệt đầy tỉ mỉ và cầu kì từ nghệ nhân làng nghề. Du khách cũng có thể học cách dệt lụa trên những khung cửi gỗ truyền thống từ những nghệ nhân nơi đây. Hay được học cách phân biệt lụa thật và lụa giả từ những người nghệ nhân đầy kinh nghiệm.
Thưởng thức món ngon đặc trưng của Hội An tại nhà hàng Buffet
Sau khi thăm quan làng lụa Hội An, du khách có thể dừng chân tại nhà hàng Buffet tại đây để nghỉ ngơi và tận hưởng những món ăn ngon. Nhà hàng của làng lụa cũng mang đậm nét đẹp cổ kính và được bài trí bắt mắt trên những gánh nan.
Đặc biệt, không gian cũng đậm nét truyền thống bởi nhân viên phục vụ đều mặc trang phục bà ba. Tại đây, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn đặc trưng của miền Trung như cao lầu, bánh xèo, mì quảng, bánh hoa hồng, bánh bèo,…
5. Du khách nên lưu ý những gì khi ghé thăm làng lụa Hội An
- Giữ lại tấm vé đã mua để có thể vào các khu vực của làng lụa bất cứ thời điểm nào
- Nên lựa chọn những trang phục chỉnh tề, lịch sự, đúng với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam
- Hạn chế chen lấn, xô đẩy hay gây mất trật tự khu vực làng lụa Hội An
- Người Hội An có một số điều kiêng kỵ riêng.
- Nếu bạn là người mở hàng đầu tiên thì bạn nên mua một thứ gì đó, cho dù là nhỏ.
Với những thông tin chia sẻ về Làng lụa Hội An, mình hy vọng sẽ giúp bạn biết thêm về 1 điểm thăm quan tuyệt vời khác tại thành phố cổ xinh đẹp này. Chúc bạn sẽ có một chuyến hành trình trọn vẹn với nhiều niềm vui.
Be the first to comment